NỘI DUNG MỤC LỤC
Xứ nẫu cách phát âm xứ nẫu có 1 không 2. Làm cho những ai sống tại mãnh đất này (Bình Định và Phú Yên). Cảm thấy bầu hầu, mẫu lần đi xa quơ hương lèm ăn nơi xứ ngừ.
Đỡ cho những ai đang xem Bình Định và Phú Yên coi nhhư quê hương thứ hai. Hãy thử cho mình cách phát âm theo xứ nẫu nhé.
Xứ nẫu giọng nói
Tôi có một anh bạn quơ Phú Yên sống lâu năm tại TPHCM. Nhân dịp đi công tác ở TY VÀ (Tuy Hòa), anh đưa các đồng nghiệp ghé thăm nhà.
Bà con nghe anh dìa kéo đến chào nhau. Có ngừ (người) hỏi. “Ở trỏng chàu lèm gì, đủng sống không?”. Cậu ta trả lời. “Cháu thi rớt đại học, hiện đang làm thuơ sống qua ngày củng đủ.
Ông bạn người sài gòn bất ngờ nói. Dạ nó nói xạo bác đấy ạ. Tại Sài Gòn nó cùng con đi làm thuê cho người ta, chứ có viết thơ văn gì đâu ạ”. Tất cả đều cười một trận, bạn tôi nói đó là từ nói của địa phương, nên nói thế.
Tôi có ngừ chị người Bình Định thường đi vào Sài Gòn bán trái cây. Muốn đi đến chợ đầu mấu Thủ Đức lấy hàng. Gọi anh xe ôm “chở tui đến chợ đầu mấu bao nhiêu tiền”. Anh xe ôm hổng biết gì cả. Bẫi thế chị phải dịch lại rõ nghĩa, cả hai cùng cừ một trận.
Để cho những ai mà iu trai hặc gái quơ Bình Định và Phú Yên cần biết. Sau đây là một số từ để phát âm theo xứ nẫu nhé.
BÀI HÁT XỨ NẪU NGHE MÀ PHƠ NHƯ CÂY CƠ
Âm phổ thông tương đương âm quê nẫu ơi
Ê (PT) => Ơ ( NẪU) vd: cà-phê -> cà-phơ, tái tê -> tái tơ
Ê (PT) =>IA (N) /đi về -> đi dìa
UƠ(PT) => Ơ (N) /thuở -> thở
UÊ (PT) => Ê => Ơ (N)/làm thuê -> làm thê -> làm thơ
OAN(PT)=> ON/AN(N) / loan-> lon, toàn -> tòn
UYNH (PT) => INH (N)/ huỳnh -> wình ( âm hu -> w, phổ biến trong nhiều ngôn ngữ)
UYÊN(PT)=> IÊN(N)/ tuyên truyền-> tiên triền, xuyên-> xiên,…(phổ biến phiá Nam)
ÊM /IÊM(PT)=> IM(N)/ đêm-> đim, kiếp-> kíp, …
ÔI (PT)=>ÂU (N)/ tội lỗi->tậu lẫu, thôi nôi->thâu nâu, đầu mối->đầu mấu
ÔI (PT)=> UI (N)/ thối (mùi)->thúi, tôi->tui
OA(PT)=>A (N)/ toa->ta,đáo (hoa)-> đá wa, chủ tọa->chủ tạ
Người xứ Nẫu còn chia sẻ cách phát âm phổ biến của dân miền nam như.
v =>d (Việt-> diệt), không phân biệt âm cuối t và c, g và không g,… Bản liệt kê trên đây có thể còn thiếu sót, mong được bổ sung).
Từ gốc không dấu biến âm với dấu HỎI.
Cô->cổ, Ông -> Ổng, Anh -> Ảnh, Con -> Cỏn, Trong -> Trỏng,…
Từ gốc dấu huyền biến âm với dấu NGÃ
Bà -> bã, Ngoài -> ngoãi, Dì -> dĩ, Thằng -> thẵng,..
Từ gốc dấu nặng biến âm với dấu NGÃ
Cậu -> cẫu, Dậy đó (vậy đó) -> dẫy, và NẬU ấy/đó -> NẪU
THÂU HẾT BÀI VIẾT